.Net Core 1.0 được Microsoft cho ra đời vào năm 2016 khiến cho cả cộng đồng Open Source dậy sóng. Nó đang được ứng dụng chạy trên Linux và MacOS để mang lại rất nhiều lợi ích cho Developer. Vậy .Net Core là gì? Lập trình viên cần nắm vững kiến thức gì về framework .Net Core. Cùng với chúng tôi tin hiểu ngay sau đây.
Xem nhanh
Định nghĩa .Net Core là gì?
.Net Core là được xem là khung của phần mềm máy tính và được quản lý miễn phí với mã nguồn mở và đa nền tảng. .Net Core được sử dụng cho hầu hết tất cả các hệ điều hành bao gồm như: Windows, MacOS, Linux dành cho các bộ xử lý như: x64, x86, ARM 32 và ARM 64,… bằng rất nhiều loại ngôn ngữ lập trình. Nó còn được xem là sự kế thừa cho nền tảng .Net Framework và là dự án chủ yếu được phát triển bởi công ty Microsoft được phát hành giấy phép MIT.

Giới thiệu một số ngôn ngữ có thể được sử dụng với .Net Core:
- C#: đây là loại ngôn ngữ lập trình dựa theo hướng đối tượng và mục đích.
- F# : là loại ngôn ngữ lập trình cho chức năng đa nền tảng, mã nguồn mở. Nó cũng thường bao gồm lập trình cho hướng đối tượng và mệnh lệnh.
- Visual Basic : đây là ngôn ngữ lập trình sở hữu cú pháp đơn giản nhằm xây dựng cho các ứng dụng hướng tới đối tượng an toàn.
Hiện nay, hầu hết các biên trình soạn thảo văn bản cũng như môi trường phát triển tích hợp (gọi tắt là IDE) thì đều có thể sử dụng các lập trình như: Visual Studio và Visual Studio Code.
Ngay từ những lần đầu các phiên bản .Net Core được phát hành từ năm 2016 đã phát triển rất đều đặn và nhận được những sự tiếp đón nồng nhiệt từ phía cộng đồng lập trình viên. Trong số đó, phiên bản được đánh giá là ổn định và được ưa chuộng nhất chính là 3.1.2.
Lý do .Net Core là framework rất được ưa chuộng
Dựa theo “Kết quả khảo sát của nhà phát triển Stack Overflow 2019” thì .Net Core là framework nhận được sự yêu thích nhiều nhất trong danh mục công cụ, thư viện, framework. Tìm hiểu rõ hơn về loại framework này để hiểu lý do nó nhận được nhiều ưa chuộng đến vậy.
Tìm hiểu về nền tảng (Cross-platform) của .Net Core là gì?
ASP.Net Core: được xem là một trong những phiên bản mã nguồn mở của ASP.NET và được chạy trên Window, Linux cũng như macOS. ASP.NET Core là một thiết kế lại dựa trên phiên bản ASP.NET trước đây mà chỉ dành riêng cho Windows. Nó được xem là open-source mới cũng là một cross-platform framework thường dành cho việc xây dựng các ứng dụng hiện tại dựa vào kết nối đám mây.

.Net Core command-line interface (CLI): là chuỗi công cụ đa nền tảng được sử dụng để phát triển, chạy, xây dựng và xuất bản ra các ứng dụng .Net Core. .Net Core CLI có trong .Net Core SDK. Các lệnh của một CLI thường bao gồm:
- Các lệnh cơ bản: restore, new, build, run, publish, test, vstest, migrate, clean, sln, help, store.
- Các lệnh sửa đổi: remove reference, add package, remove package, add reference, pack, list reference.
- Các lệnh nâng cao: nuget delete, nuget local, nuget push, msbuild, dotnet install script
- Các lệnh quản lý công cụ: tool install, tool list, tool update, tool restore (đã có sẵn kể từ .Net Core SDK 3.0), tool run (đã có sẵn kể từ .Net Core SDK 3.0), tool uninstall.
Libraries: Các thư viện nguồn mở thường làm giảm đáng kể công việc của các nhà phát triển và cho phép hẹ tạo cũng như quản lý các ứng dụng một cách dễ dàng. Các nhà phát triển cần phải biết một số thư viện như: Swashbuckle, Polly, AutoMapper, SaasKit, MailKit, CacheManager, Diagnostics.HealthChecks, Dapper, NLogOcelot.
Universal Windows Platform: Đây là một trong những cấu trúc ứng dụng thống nhất giữa những nền tảng được tạo ra bởi Microsoft và thường được giới thiệu lần đầu trong Windows 10. Nền tảng của phần mềm này thường được tạo ra với mục đích phát triển cho những ứng dụng kiểu Metro chạy trên Windows 10 và Windows 10 Mobile mà Developer không cần viết lại ứng dụng cho mọi nền tảng.
Ngoài ra, Universal Windows Platform thường hỗ trợ để phát triển các ứng dụng Windows bằng C++, C#, VB.NET, hoặc XAML. API. Nó thường được thực hiện bằng C++ cũng như được hỗ trợ trong C++, VB.NET, C#, và Javascript.

Thành phần của .Net Core
Như kiến thức ở trên thì .NET Core thường bao gồm các nền tảng .NET Compiler Roslyn, .NET Core framework CoreFX, .NET Core runtime CoreCLR, và ASP.NET Core. Một số chức năng chi tiết được mô tả dưới đây:
Cấu trúc của.Net Core
- CoreCLR: là công cụ thực thi .Net trong .Net Core và hỗ trợ thực hiện một số chức năng như thu gom và biên dịch rác thành mã máy.
- CoreFX: được xem là nền tảng thư viện dành cho .NET Core.
- .Net Core runtime: Thường cung cấp một kiểu hệ thống, tải lắp ráp, trình thu gom rác, interop gốc và các dịch vụ cơ bản khác.
- ASP.Net Core runtime: Nó cung cấp framework để cho việc xây dựng các ứng dụng hiện đại, dựa trên đám mây, ứng dụng web, kết nối internet,…
- .Net Core SDK và trình biên dịch ngôn ngữ (Roslyn và F#): cho phép phát triển .Net Core
- Lệnh dotnet: Lệnh này được dùng cho việc khởi chạy ứng dụng .NET Core và các lệnh CLI.
Nên lựa chọn .Net hay .Net Core?
Giới thiệu về .Net (.Net Framework)
.NET là một nền tảng cho phép các ngôn ngữ lập trình khác có thể sử dụng để xây dựng nên các ứng dụng được phát triển bởi Microsoft. Đây được xem là một trong những nền tảng có thể thực thi ứng dụng để phát triển web trên hệ điều hành Microsoft Windows.
Giá trị cốt lõi của nền tảng .NET được xem là một trong những dòng code được viết sẵn mà người dùng chỉ cần sử dụng để tạo ra các phần mềm nhanh chóng hơn. Do vậy, nền tảng .NET thường được xem là một trong những công cụ có thể bổ sung cũng như tiết kiệm được các thời gian xây dựng và triển khai khi chạy dịch vụ về web. Nó còn được các lập trình viên ví con như thư viện khổng lồ giúp nâng cao hiệu suất làm việc và tạo ra khả năng biến đổi thông qua kiến thức “ghép nối lỏng”.

Nên chọn .Net Framework hay là .Net Core?
Bạn nên lựa chọn .NET Framework nếu:
- Bạn là người không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu về nền công nghệ mới.
- Bạn muốn lựa chọn một môi trường làm việc ổn định.
- Bạn là người thường xuyên có lịch trình gấp cần làm.
- Bạn đang sở hữu một đội ngũ có chuyên môn.
- Bạn đã từng làm việc trên mộ ứng dụng và hiện có khả năng mở rộng chức năng của nó.
- Bạn không muốn đối phó với các nâng cấp cũng như các thay đổi liên tục.
- Bạn cần xưng dựng lên những ứng dụng khách trên hệ điều hành Windows bằng Windows Forms hoặc WPF.
Lựa chọn .NET Core là tốt hơn nếu như:
- Bạn đang muốn thực hiện các mục tiêu ứng dụng của mình trên các hệ điều hành Windows, Linux và Mac.
- Là người có sẵn các tinh thần học hỏi, không sợ sai không sợ sửa bởi vì .NET Core vẫn chưa có thể hoàn thiện.
- Bạn có nhu cầu về đa nền tảng (Cross-platform): Nếu mục tiêu được đặt ra là có thể sở hữu một ứng dụng có khả năng chạy được trên mọi nền tảng của .Net thì lựa chọn nên là .Net Core.
- Phát triển theo kiểu Microservices: Cần xây dựng các ứng dụng theo dạng phức tạp dựa theo module với khả năng tách rời và mỗi module có thể sử dụng các công nghệ khác nhau. Nói về việc này, .Net Core chính là một trong những lựa chọn chính xác nhất.
- Nếu như hệ thống của bạn cần hiệu năng cũng như khả năng mở rộng tốt nhất cho dù có nhiều người dùng thì .NET Core và ASP.NET Core sẽ vẫn là trợ thủ sáng giá nhất bạn nên lựa chọn.
Chắc rằng, bài viết trên đã giúp bạn đọc biết được .Net Core là gì cũng như hiểu hết các khái niệm ban đầu về .Net Core. Là một trong những loại framework dễ học có tính hiện đại là tính linh hoạt cao. Chính vì vậy, cơ hội việc làm cho những lập trình viên theo .Net Core rất hứa hẹn. Với cơ hội việc làm mở rộng như thế này thì bạn còn chần chờ gì mà không thử sức bản thân với loại Framework này. Nếu như còn thắc mắc về vấn đề nào thì bạn đọc đừng quên để lại comment để được chúng tôi giải đáp và tư vấn thêm nhé!